Các vệ tinh nhân tạo Chạy_đua_vào_không_gian

Sputnik

Sputnik 1 với kích thước một quả bóng, nặng hơn 80kg bay quanh Trái Đất hơn hai tháng.

Vào 4 tháng 10 năm 1957, Liên Xô đã phóng thành công Sputnik 1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào quỹ đạo Trái Đất, khởi đầu cuộc chạy đua vào vũ trụ[3]. Vì các tiềm năng quân sự và kinh tế, Sputnik đã gây nên hoảng sợ và các tranh luận về chính trị ở Hoa Kỳ, làm cho chính quyền Eisenhower đưa ra một số chương trình, trong đó có cả việc thành lập NASA. Cùng lúc đó, sự kiện Sputnik được nhìn nhận tại Liên Xô như một dấu hiệu quan trọng về khả năng khoa học kỹ thuật của quốc gia.

Ở Liên Xô, vụ phóng Sputnik và chương trình thám hiểm vũ trụ kế tiếp đã thu hút được sự ủng hộ của công chúng. Đối với một đất nước chỉ vừa hồi phục sau chiến tranh đó là một điều quan trọng và đầy khích lệ để thấy được sức mạnh khoa học kĩ thuật trong thời đại mới.

Trước sự kiện Sputnik, người Mỹ tin rằng Hoa Kỳ là vượt trội trong mọi lĩnh vực kĩ thuật. Để đáp lại Sputnik, Hoa Kỳ đã bắt đầu một cố gắng vượt bậc để lấy lại thế thượng phong về khoa học kĩ thuật, kể cả việc cải cách chương trình giáo dục. Các thành công của Liên Xô trong việc đưa lên không gian một vệ tinh viễn thông nặng 184 pound và ngay một tháng sau, một tên lửa nặng nửa tấn mang theo chó Laika lên vũ trụ đã buộc Hoa Kỳ phải hành động ở tầm cỡ quốc gia. Chỉ trong một năm, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Giáo dục Quốc phòng (National Defense Education Act), một chương trình giáo dục liên bang có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử của quốc gia này. Đạo luật này đã cho phép chi ra hơn một tỷ đô la cho các cải cách giáo dục khác nhau, bao gồm việc xây dựng thêm nhiều trường mới, các học bổng và các khoản tiền cho mượn để các học sinh giỏi có thể học lên cao hơn, những cố gắng mới trong giáo dục ngành nghề để đáp ứng những nhu cầu về nhân lực của ngành công nghiệp quốc phòng, và nhiều chương trình khác[4]. Phản ứng này ngày nay được biết đến với tên gọi khủng hoảng Sputnik.

Mô hình Explorer 1 trong một cuộc họp báo của NASA.

Gần bốn tháng sau vụ phóng Sputnik 1, Hoa Kỳ đã tiến hành phóng vệ tinh đầu tiên Explorer I. Một số vụ phóng tại Cape Canaveral đã thất bại.

Những vệ tinh đầu tiên đã được sử dụng cho các mục đích khoa học. Sputnik đã giúp cho việc xác định mật độ của thượng tầng khí quyển, và dữ liệu của Explorer I dẫn đến việc khám phá ra vành đai Van Allen bởi James Van Allen.

Vệ tinh viễn thông

Vệ tinh viễn thông đầu tiên của Mỹ, Project SCORE, được phóng vào 18 tháng 12 năm 1958, đã giúp chuyển đi lời chúc mừng Giáng sinh từ Tổng thống Dwight D. Eisenhower ra toàn cả thế giới. Các ví dụ khác của liên lạc vệ tinh sản sinh từ Cuộc đua vũ trụ bao gồm:

  • 1962: Telstar: vệ tinh liên lạc "chủ động" đầu tiên (vượt đại dương)
  • 1972: Anik 1: vệ tinh liên lạc nội địa đầu tiên (Canada)
  • 1974: Westar: vệ tinh liên lạc nội địa đầu tiên của Mỹ
  • 1976: Marisat: vệ tinh liên lạc di động đầu tiên

Hoa Kỳ đã phóng vệ tinh địa tĩnh (geosynchronous) đầu tiên, Syncom-2, vào 26 tháng 7 năm 1963. Thành công của loại vệ tinh này nghĩa là một ăngten đĩa vệ tinh đơn giản không cần phải theo dõi quỹ đạo của vệ tinh vì vệ tinh là đứng yên so với Trái Đất.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chạy_đua_vào_không_gian http://www.deepcold.com/ http://www.hindustantimes.com/news/5922_1853057,00... http://www.historyshots.com/space/timeline.cfm http://www.hudsonfla.com/thesis.htm http://www.russianspaceweb.com/chronology_moon_rac... http://www.space.com/news/060605_china_military.ht... http://www.strangehorizons.com/2004/20040503/shado... http://www.thespacerace.com http://www.v2rocket.com/start/chapters/mittel.html http://www.nas.edu/sputnik/dow1.htm